ĐỔI MỚI HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Trường mầm non Thị Trấn Tứ Kỳ
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một nội dung tuy không mới nhưng việc triển khai thực hiện tại các nhà trường còn rất nhiều hạn chế. Một số đơn vị thậm chí còn chưa biết đến hình thức sinh hoạt chuyên môn này, vẫn thực hiện sinh hoạt theo cách thức truyền thống, dẫn đến nảy sinh nhiều bất cập, hình thức, hiệu quả sinh hoạt chuyên môn không cao. Năm học 2018 – 2019 trường Mầm non Thị trấn Tứ Kỳ đã tiến hành triển khai thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tại 1 tổ nhà trẻ và 2 tổ mẫu giáo. Ban đầu, việc tập huấn và triển khai thực hiện, nảy sinh rất nhiều khó khăn. Trước hết đó là tâm lí ngại thay đổi của đa số giáo viên, các cô đã quen với cách soạn bài, lên lớp và cách sinh hoạt chuyên môn truyền thống, nên không mấy hào hứng với việc thảo luận cách dạy theo nghiên cứu bài học. Vì vậy Ban lãnh đạo nhà trường tiếp tục triển khai sinh hoạt để làm thay đổi nhận thức về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, xác định quyết tâm thay đổi về hành động, kiên trì vận dụng NCBH để đổi mới SHCM. Chỉ quyết tâm thực hiện, không bàn lùi, không ngại khó, không ngại không thành công. Mạnh dạn áp dụng kiến thức tiếp thu được từ các đợt tập huấn, bồi dưỡng, tham khảo tài liệu trên mạng Internet, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn, phát huy trí tuệ tập thể, vừa làm vừa rút kinh nghiệm… Không có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án phù hợp với khả năng của học sinh trong từng lớp.
SHCM theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh giá giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà giáo viên quan sát trẻ có đang học không? Học như thế nào? Trẻ học thêm được điều gì có ý nghĩa không? và hướng đến khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân học tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và kịp thời có biện pháp khắc phục. Không chỉ tạo cơ hội cho mọi giáo viên được tham gia vào quá trình học tập để nâng cao trình độ chuyên môn mà cách làm này còn giúp GV chủ động điều chỉnh cách dạy phù hợp với đối tượng HS lớp mình, và phù hợp với thực tế của trường mình.
Năm học 2019 – 2020 nhà trường tiếp tục triển khai SHCM theo nghiên cứu bài học từ tháng 9/2019. Trong khuôn khổ thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngày 22/10/2019 vừa qua, khối mẫu giáo 5 tuổi thực hiện SHCM theo nghiên cứu bài học thông qua nội dung “Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trài nghiệm cho trẻ trong trường mầm non” với 3 hoạt độn khám phá khoa học, kĩ năng sống và hoạt động chiều. Giáo viên trong toàn khối đã tích cực tiếp cận và thay đổi được nhận thức và hành động của mình. Sau 1 năm thực hiện, sinh hoạt chuyên môn trong trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn, bận rộn hơn, nhiều nội dung hơn và thiết thực hơn. Khắc phục được tình trạng sinh hoạt chuyên môn nặng về hình thức trước đây. Không khí “Đổi mới” đã bắt đầu tràn về. Thông qua thực hiện SHCM theo NCBH, giáo viên dần dần tự tin, chủ động, sáng tạo hơn trong giảng dạy, luôn phải suy nghĩ tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; có cơ hội nhìn lại quá trình dạy để kịp thời điều chỉnh; quan tâm nhiều hơn đến mọi đối tượng học sinh; cải thiện tốt hơn mối quan hệ với đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ đồng nghiệp, tôn trọng và học hỏi lẫn nhau. Giáo viên được “tự do-sáng tạo” để tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào quá trình học tập, được tự do sang tạo theo ý tưởng của trẻ. Như thế, mối quan hệ cô giáo và học sinh được cải thiện theo chiều hướng tích cực, thân thiện, cởi mở. Giờ học minh họa không còn căng thẳng và việc rút kinh nghiệm giờ dạy cũng không còn căng thẳng như trước đây. Thực hiện SHCM mới, thông qua các bài giảng minh họa chúng ta dễ nhận thấy học sinh hào hứng, chủ động trong học tập hơn, điều này hết sức quan trọng, học sinh được tự do thể hiện mình, được giáo viên quan tâm hướng dẫn học và tự học một cách có hiệu quả. Giờ học như thế từ trước đến nay ít khi được nhìn thấy.
Một số hình ảnh trong buổi SHCM theo nghiên cứu bài học chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, nội dung Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trài nghiệm cho trẻ trong trường mầm non.
Bé trải nghiệm pha nước tranh
|
Bé tham gia đóng vai trải nghiệm các tình huống
|
Bé tìm sự giúp đỡ từ các chú công an
Bé cắt - xếp ngôi nhà mơ ước
từ các loại lá cây
|
Bé xử lý tình huống khi bị lạc
Bé trải nghiệm các trò chơi với lá cây
|
Giáo viên quan sát
|
Giáo viên quan sát
|
Vị trí ngồi dự giờ của giáo viên
|
Vị trí ngồi dự giờ của giáo viên
|
|
Cô giáo: Lê Thị Quỳnh Trang – GV lớp 5 tuổi A1
(Tiết dạy chuyên đề: KPKH “Đôi bàn tay diệu kỳ”)
Cô giáo: Đồng Thị Nhung – GV lớp 5 tuổi A2
(Tiết dạy chuyên đề: HĐC “Kĩ năng sống”)
NGƯỜI VIẾT BÀI
TTCM 5 TUỔI
Lê Thị Quỳnh Trang