Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, hình thành ở trẻ em những tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng lâu dài cho việc học tiếp theo và học suốt đời của trẻ sau này.
Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình giáo dục mầm non. Chính vì vậy để công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình nhà trường, đây là một thực tế, tạo sự thống nhất, hợp tác, thỏa thuận giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức, hình thức tổ chức trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường cũng như trong gia đình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học cho các bậc cha mẹ trẻ về cách nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tới các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử… Gia đình được ví như một tế bào của xã hội, tế bào đó phát triển như thế nào thì cũng hình thành ở trẻ những nền tảng vững chắc như tế báo đó. Giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là cho trẻ em có đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu giúp trẻ em phát triển hài hòa cả về tinh thần và vật chất, để trẻ em trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ chí Minh
“ Vì lợi ích mười năm trông cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dạy trẻ, trong những năm qua. Trường mầm non Nà phặc đã quyết tâm vượt qua khó khăn, luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ trẻ ở trường mầm non. Mối quan hệ này được xây dựng trên kế hoạch hoạt động, biện pháp cụ thể của nhà trường, gắn chặt với các hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.
Nội dung tuyên truyền:
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, triển khai công tác tuyên tuyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ với cha mẹ trẻ và cộng đồng là những nội dung quan trọng đối với trường mầm non. Nhà trường xây dựng nội dung tuyên truyền được thể hiện trong chương trình của năm học, qua từng học kỳ, qua kế hoạch hoạt động tháng, phù hợp, linh hoạt với nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương, điều kiện của nhà trường.
Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Chính sách, phong trào của ngành đề ra. Tyuên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT.
Tuyên truyền qua các buổi họp chuyên môn, giúp đội ngũ nhận thức cao về công tác tuyên truyền với phụ huynh, tuyên truyền về chất lượng, kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn. Thực hiện việc tuyên truyền có hiệu quả giúp các bậc cha mẹ trẻ có những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, đạt hiệu quả cao nhất.
Tuyên truyền về công tác tổ chức bán trú ở trường mầm non đồng thời phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, về quá trình phát triển của trẻ em, chế độ ăn như thế nào là đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (Nguồn cung cấp thực phẩm). Các loại dịch bệnh theo mùa, cách phòng chống tại nạn thương tích thường gặp ở trẻ.
Nâng cao chất lượng tổ chức công tác bán trú, nâng cao chất lượng bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. Tránh xảy ra ngộ độc, tạo cảm giác yên tâm cho trẻ và cha mẹ trẻ.
Tuyên truyền về nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Mục tiêu của giáo dục trong trường mầm non là giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển, đối tượng chúng ta tiếp cận gần gũi nhất là để thực hiện công tác tuyên truyền là phụ huynh, chính vì vậy nên công tác tuyên truyền cần được chuẩn bị tốt, để những kiến thức đến với phụ huynh phải thật sự cần thiết, thiết thực, hiệu quả. Thông qua đó đội ngũ giáo viên là những người hiểu rõ kiến thức, chương trình giáo dục mầm non, kiến thức mà giáo viên cung cấp cho trẻ qua từng môn học, từng nội dung cụ thể phải được thể hiện chính xác để truyền đạt tới phụ huynh, cung cấp cho phụ huynh để phụ huynh cùng phối hợp thực hiện. Ngoài ra giáo viên còn cung cấp tới phụ huynh về những kỹ năng chơi “Học mà chơi, chơi mà học” ở lứa tuổi này mà không nên gò ép trẻ phải học viết, học đọc, làm toán…như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ sau này.
Ở lứa tuổi mầm non cũng một thời gian trẻ tiếp nhận hai nền giáo dục khác nhau của nhà trường và của gia đình. Đối với trường mầm non có cố gắng rất nhiều, đổi mới bao nhiêu đi nữa mà không có sự phối hợp của gia đình trẻ thì chất lượng giáo dục một đứa trẻ cũng không đạt được kết quả toàn diện như mong muốn. Vì vậy, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường mới có sự mật thiết giữa hai nền giáo dục phải thống nhất và động bộ. Điều đó không thể phủ nhận rằng hiện nay, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đã đạt được những kết quả nhất định, do có sự đóng góp của nhiều nguồn lực trong cộng đồng xã hội, gia đình vào cuộc cùng sự nghiệp giáo dục đào tạo nhiều hơn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan mang lại, nên công tác phối hợp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới về chất lượng giáo dục hiện nay của đất nước. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số trẻ chưa được hưởng điều kiện tốt nhất về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Có những trẻ có thái độ, biểu hiện xa sút về đạo đức, hưởng thụ, sự luông chiều từ phía gia đình. Xuất phát từ các biểu hiện đó của trẻ thì công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong công tác nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ.
Để công tác tuyên truyền giữa nhà trường và gia đình đạt được kết quả tốt trong các hoạt động của trường mầm non, góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục toàn diện trong nhà trường. Điều đó càng thể hiện rõ nét khi trường mầm non Nà Phặc chuyển sang các hoạt động theo mô hình tuyên truyền như: Tuyên truyền trên loa phát thanh trong nhà trường vào mỗi buổi sáng; Trao đổi hàng ngày qua đón trả trẻ; Qua bảng thông báo, góc tuyên truyền… Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối hợp giữa phụ huynh nhằm đổi mới công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện nhất.
TM. NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Tuyết