QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
CỦA TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN TỨ KỲ
Trường MN Thị trấn Tứ Kỳ được thành lập từ năm 1998 trên cơ sở sát nhập từ hai trường: MN Tây Kỳ và MN Đông Kỳ. Trường nằm trên địa bàn khu chung cư - Thị trấn Tứ Kỳ , là nơi trung tâm văn hóa của huyện Tứ kỳ. Diện tích mặt bằng là 3200m2. Với cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm 33 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trường có đủ Ban giám hiệu với 3 thành viên, có chi bộ gồm 14 đảng viên, có tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên. Tổng số học sinh là 400 cháu. Trong 21 năm qua quy mô trường lớp ngày càng phát triển, đến nay cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp.
H1: Toàn cảnh trường Mầm non Thị Trấn Tứ Kỳ
Với đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, thật sự tâm huyết với nghề, luôn yêu thương, quý mến trẻ, với thiết kế thân thiện, hệ thống cây xanh phù hợp. Trường mầm non Thị Trấn Tứ Kỳ mang lại cho trẻ một môi trường học tập đảm bảo hiệu quả. Mang đến cho các bậc phụ huynh môi trường sư phạm thực sự tin cậy. Đây chính là môi trường lý tưởng cho trẻ học tập, vui chơi phát triển năng khiếu và trí tuệ.
H2: Tập thể cán bộ, giáo viên trường Mầm non Thị trấn Tứ Kỳ
Bên cạnh việc hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng chương trình giáo dục mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nhà trường đặc biệt chú trọng quan tâm đến phát triển khả năng của từng trẻ. Thực hiện chuyên đề: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Nhà trường đã đặc biệt chú ý đến việc xây dựng môi trường giáo dục:
+ Môi trường trong lớp.
+ Môi trường vật chất ngoài trời.
+ Môi trường xã hội.
1. Môi trường trong lớp:
Tổ chức môi trường giáo dục trong lớp học mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm - kỹ năng xã hội,khả năng thẩm mĩ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy trường mầm non Thị trấn thiết kế môi trường giáo dục đảm bảo các yêu cầu cho trẻ hoạt động.
+ Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ, điều kiện cho trẻ học mà chơi, chơi mà học. Trong lớp học có những góc chơi của trẻ được trang trí với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh….Môi trường có không gian đảm bảo với cách sắp xếp phù hợp, gần gũi quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ, phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo re sự hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ. Nhà trường có các phòng học đảm bảo diện tích theo quy định, sắp xếp trang trí không gian hợp lý, đảm bảo tính thẩm mỹ và thân thiện đối với trẻ. Phòng học đảm bảo an toàn, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động và vui chơi.
H3: Môi trường trong lớp học
+ Các lớp có tủ thuốc y tế với đầy đủ các trang thiết bị sơ cứu ban đầu.
+ Các góc chơi của trẻ được thiết kế, phân chia phù hợp với điều kiện không gian của lớp, đảm bảo phù hợp với từng chủ đề. Có đồ dùng, học liệu và phương tiện đặc chủng cho từng góc. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên. Việc bố trí các góc chơi đảm bảo nguyên tắc các góc chơiyên tĩnh cách xa các hoạt động ồn ào. Các góc chơi tương đồng thì sắp xếp gần nhau, nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc ở ngoài trời. Góc sách truyện được bố trí nơi có nhiều ánh sáng. Việc sắp xếp các góc đảm bảo không gian để chơi và di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật. Khu vực vui chơi mang tính mở có diện tích rộng rãi. Có nhiều đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, thuận tiện. Đặc biệt là những đồ chơi phát huy tối đa các giác quan của trẻ, có nhiều nguyên vật liệu mở giúp trẻ thể hiện khả năng sáng tạo trong quá trình học và chơi đặc biệt giáo viên đã làm 1 số đồ dùng đồ chơi tự tạo và biết sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để trẻ được hoạt động khám phá và trải nghiệm
+ Lớp học được trang trí đẹp thoáng, sáng tạo, đảm bảo tính thẩm mĩ, dễ dàng thay đổi linh hoạt giữa các chủ đề, nguyên vật liệu trang trí đa dạng.Đồ dùng, đồ chơi tại các góc được ghi tên rõ ràng tạo cơ hội cho trẻ làm quen với môi trường chữ viết. Đặc biệt giáo viên đã tận dụng những sản phẩm tạo hình của trẻ để trang trí nhóm lớp rất đẹp, phụ huynh rất thích mỗi khi đến trường.
+ Để tạo không gian cho trẻ gần gũi với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. Giáo viên đã tạo ra góc thiên nhiên nhỏ xinh phù hợp không gian của lớp mình. Thật thích thú, phấn khởi và kì diệu khi các bé được tự tay chăm sóc cây, tỉa lá, lau lá, tưới cây và còn được chung tay cùng các cô gieo hạt cho vườn thiên nhiên của lớp mình. Qua các công việc đó giúp trẻkhám phá, hiểu biết sự phát triển của thế giới thực vật. Trẻ biết được ý nghĩa, lợi ích của cây xanh đối với môi trường giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên và có ý thức chăm sóc cây xanh, biết làm một số việc để bảo vệ môi trường.
H4: Góc thiên nhiên.
+ Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu xây dựng thêm 02 phòng học, xây dựng nhà hiệu bộ.Tham mưu với các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ của các nhà hảo tâm và các bậc phụ huynh hỗ trợ kinh phí thay toàn bộ hệ thống cửa các lớp học, các thiết bị trong nhà vệ sinh và bóng điện phục vụ công tác học tập vui chơi của các cháu.
H5: Hệ thống cửa kính các lớp học.
+ Giáo viên đã tích cực làm bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu thiên nhiên.
2. Môi trường vật chất bên ngoài lớp học:
Môi trường bên ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ.
H6: Hệ thống xung quanh trường học.
+ Trường có tường bao xung quanh đảm bảo an toàn, có biển tên trường, cổng trường rộng thoáng. Xung quanh trường được trồng nhiều cây xanh bóng mát đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp.
+ Có các trang thiết bị đảm bảo an toàn trong chăm sóc và giáodục trẻ như: phòng y tế với đầy đủ trang thiết bị; hệ thống điện an toàn; thiết bị phòng chống cháy nổ.
+ Các thiết bị đồ chơi được kiểm tra tu sửa và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong quá trình tham gia vui chơi và học tập.
+ Sân chơi có lô gô nội dung tuyên truyền về chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Có đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời như: Cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng đa năng, xích đu .., Nhà trường có khu vực chơi thể thao phát triển vận động gồm các đồ chơi như: Cột bóng rổ, gôn bóng đá, thang leo. sân chơi bóng đá mi ni.
+ Trường học Xanh – Sạch - đẹp có các khu vui chơi.
+ Khu vực chơi cho trẻ hoạt động khám phá như đất,cát, nước, đá, sỏi .
H7: Khu vui chơi trải nghiệm của trẻ.
+ Khu vực cho trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường. Nhà trường còn có một số góc cho trẻ thường xuyên hoạt động như: Góc bán hàng góc thư viện, góc âm nhạc, vườn cổ tích, góc làng nghề truyền thống,… sắp xếp phù hợp, đảm bảo thuận tiện cho trẻ hoạt động. Tận dụng tối đa không gian ngoài trời như mặt sân, gốc cây, bồn hoa … để tạo môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động.
H8: Một số góc vui chơi cho trẻ hoạt động.
+ Môi trường giáo dục của nhà trường thực sự an toàn , đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước, công trình vệ sinh đủ và đạt yêu cầu.
+ Tham mưu lát lại sân trường. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ.
Trường luôn tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu như: Rơm, rạ, lá chuối, bẹ ngô..
H9: Trẻ chơi với giấy.
3. Môi trường xã hội
+ Giáo viên có đồng phục gọn gàng, phù hợp, có phong cách sư phạm, hành vi, lời nói, cử chỉ chuẩn mực đảm bảo đạo đức nhà giáo
+ Học sinh ngoan, sạch sẽ, mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, thể hiện tốt nội dung giáo dục lễ giáo tốt.
+ Giáo viên giao tiếp với trẻ thân thiện, đối xử công bằng với trẻ, yêu thương và tôn trọng trẻ, khi trò chuyện luôn hướng ngang tầm mắt của trẻ, quan tâm và giải đáp mọi thắc mắc của trẻ.
+ Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập, vui chơi trong ngày của trẻ. Xây dựng được mối quan hệ tốt, được phụ huynh tin tưởng và cùng xẻ chia.
H10: Giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
+ Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy, giáo dục trẻ tới các bậc phụ huynh.
4. Khai thác và sử dụng môi trường giáo dục
+ Giáo viên cho trẻ chơi khai thác và sử dụng môi trường giáo dục bên ngoài lớp học.
+ Học sinh mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng tốt trong vui chơi và học tập tại các góc chơi được phân công. Hàng tuần có sự thay đổi linh hoạt giữa các góc chơi.
+ Giáo viên quan sát và hướng dẫn trẻ học và chơi đúng nội dung, đảm bảo an toàn cho trẻ. Chú ý quan tâm và hỗ trợ phù hợp đối với trẻ gặp khó khăn trong các hoạt động.
Trong các năm học qua, Trường mầm non Thị trấn Tứ kỳ rất tự hào về những kết quả đã đạt được. Với kết quả:
Năm học 2013- 2014: Đạt Tập thể lao động xuất sắc. UBND Tỉnh tặng bằng khen.
Năm học 2014- 2015: Đạt cờ thi đua của UBND Tỉnh, Tập thể lao động xuất sắc.
Năm học 2016- 2017: Đạt cờ thi đua của UBND Tỉnh, Tập thể lao động xuất sắc.
Năm học 2017- 2018: Đạt Tập thể lao động xuất sắc. UBND Tỉnh tặng bằng khen.
Để có được những thành tích trên, tập thể Trường mầm non Thị trấn Tứ Kỳ đã cố gắng nỗ lực phấn đấu không ngừng. Chứng tôi sẽ cố gắng hơn nữa, phát huy tinh thần đoàn kết đưa chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày một nâng cao, góp phần vào sự phát triển chung của phong trào giáo dục huyện Tứ Kỳ nói chung và Thị trấn Tứ Kỳ nói riêng.
TM. NHÀ TRƯỜNG
|